Sơn epoxy nền nhà xưởng đã được nhiều các chủ đầu tư và doanh nghiệp chọn lựa ứng dụng cho công trình. Tuy nhiên, theo thời gian quá trình sản xuất lớn với tần suất diễn ra liên tục đã làm cho bề mặt sơn nền bị xuống cấp, ảnh hưởng đến tính năng cũng như tuổi thọ sử dụng của sàn.
Tuy nhiên, việc xử lý cho sàn đã cũ không phải đơn giản và không phải ai cũng có thể làm được. Nó cần được thực hiện bởi một đội ngũ thi công có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng hoàn thiện cuối cùng.
Thấu hiểu nỗi lòng mà các chủ đầu tư đang gặp phải, dưới nội dung sau đây, Thợ Sơn TKS sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy trình sữa chữa và thi công sàn nhà xưởng cũ tốt nhất và hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu dưới nội dung sau đây nhé.
Contents
- 1 Nguyên nhân khiến sàn nhà xưởng sơn epoxy bị xuống cấp
- 2 Điều gì sẽ xảy ra khi sàn nhà xưởng bị xuống cấp
- 3 Quy trình sửa chữa và thi công sàn nhà xưởng cũ
- 3.1 Bước 1: Kiểm tra sàn trước khi thi công sữa chữa sàn bê tông cũ:
- 3.2 Bước 2: Xử lý bề mặt sàn bê tông
- 3.3 Bước 3: Sữa chữa bề mặt sàn bê tông
- 3.4 Bước 4: Vệ sinh trước khi thi công lớp sơn lót Epoxy
- 3.5 Bước 5: Thi công lớp sơn lót Epoxy
- 3.6 Bước 6: Thi công lớp sơn phủ Epoxy hoàn thiện
- 3.7 Bước 7: Nghiệm thu công trình
Nguyên nhân khiến sàn nhà xưởng sơn epoxy bị xuống cấp
Với kinh nghiệm nhiều năm chuyên thi công và sữa chữa sàn Epoxy chuyên nghiệp. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho sàn Epoxy bị xuống cấp:
- Sử dụng không đúng yêu cầu của sàn epoxy ban đầu đưa ra. Trước khi bạn thi công sơn epoxy bạn nên tìm nhà thầu chuyên nghiệp tư vấn sản phẩm sơn epoxy sử dụng phù hợp với yêu cầu của nhà xưởng điều đó sẽ góp một phần đảm bảo nhà xưởng bền hơn, sử dụng được lâu dài hơn.
- Bảo trì không thường xuyên làm cho nhà xưởng của bạn xuống cấp nhanh hơn.
- Thi công không đạt chất lượng
- Sử dụng sơn kém chất lượng
- Tự mua sơn epoxy về và không làm đúng theo quy trình thi công sơn epoxy.
- Sử dụng sàn thời gian lâu dài sơn bị mài mòn,..v.v..
Điều gì sẽ xảy ra khi sàn nhà xưởng bị xuống cấp
Trong suốt quá trình hoạt động, dưới tác động của nhiều nhân tố (máy móc, thời tiết, con người,…) sàn nhà xưởng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu xuống cấp như: sàn nhà xưởng bị lún, nứt, vỡ, bong tróc…. Điều này ảnh hưởng đến:
- Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trầm trọng của sàn (bộ mặt của doanh nghiệp)
- Tiến độ sản xuất của doanh nghiệp
- Quá trình di chuyển các vật dụng và máy móc trên sàn
- Lớp sơn bị bong tróc, bám bụi… tiềm ẩn làm giảm sự phát triển của doanh nghiệp.
Quy trình sửa chữa và thi công sàn nhà xưởng cũ
Với kinh nghiệm thi công hơn 10 năm chuyên nghiệp, Thợ Sơn TKS xin chia sẻ quy trình sửa chữa và thi công sàn nhà xưởng cũ dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra sàn trước khi thi công sữa chữa sàn bê tông cũ:
Trước khi tiến hành thi công sàn nhà xưởng cũ, bạn cần tiến hành kiểm tra chất lượng sàn xem có đủ tiêu chuẩn hay không. Các tiêu chí cần phải xem xét đó là:
- Nền bê tông phải có Mác 250 hay độ nén 20Mpa trở lên.
- Độ ẩm phải đạt từ 8 – 14 %
Trong trường hợp sàn bê tông có độ ẩm cao thì cần phải được xử lý bằng lớp vữa ngăn ẩm trước khi tiến hành thì công sơn sàn epoxy. Bởi vì, nếu độ ẩm cao thì hơi nước sẽ xuất hiện bên dưới sàn bê tông, thẩm thấu ngược lên gây bong lớp sơn epoxy.
Bước 2: Xử lý bề mặt sàn bê tông
Giai đoạn xử lý bề mặt sàn bê tông bị hư hỏng là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sàn bê tông hoàn thiện. Tùy thuộc vào từng trường hợp của sàn mà chúng ta đưa ra các phương án xử lý cho thích hợp.
Đối với những sàn bê tông bị yếu hay hư hỏng thì chúng ta cần phải loại bỏ hoàn toàn. Sau đó, tiến hành tạo nhám sàn bằng máy mài công nghiệp, trong bước này thợ thi công cần kiểm tra thật kỹ chất lượng sàn bê tông để có cách tạo nhám sàn bê tông đạt tiêu chuẩn.
Bước 3: Sữa chữa bề mặt sàn bê tông
Nếu như trường hợp nền bê tông bị hư hỏng, hay vỡ cần thì cần phải được trám trét. Trong trường hợp bị hư hỏng nhiều, thợ thi công có thể bả 1 lớp Putty để che lắp khuyết điểm, tạo độ bằng phẳng cũng như thẩm mỹ cho sơn sàn bê tông.
Bước 4: Vệ sinh trước khi thi công lớp sơn lót Epoxy
Trước khi thi công cần sử dụng máy chà nhám thì cần sử dụng máy hút bụi hoặc các dụng cụ làm sạch khác để làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ hay các tạp chất khác trên bề mặt trước khi thi công lớp sơn lót Epoxy.
Bước 5: Thi công lớp sơn lót Epoxy
Lớp sơn lót đóng vai trò rất quan trọng vừa có tác dụng chống thấm cho sàn vừa có tác dụng tạo lớp chân bám giữa sàn bê tông và lớp sơn phủ sau đó.
Thi công 1 lớp sơn lót Epoxy. Sau khi thi công lớp sơn lót Epoxy cần để khô bề mặt, tối thiểu 2- 4 giờ.
Bước 6: Thi công lớp sơn phủ Epoxy hoàn thiện
Trước khi thi công lớp sơn phủ Epoxy hoàn thiện thì thợ thi công cần chú ý đến Cách pha sơn Epoxy 2 thành phần để chắc chắn rằng bạn đang thực hiện theo đúng quy định của nhà sản xuất. Đối với từng loại sơn Epoxy khác nhau thì số lớp sơn cũng như yêu cầu kỹ thuật không giống nhau.
- Nếu sử dụng sơn Epoxy hệ lăn: thường sẽ thi công 2 lớp, mỗi lớp sơn thường có độ dày từ 0,12- 0,15mm. Thời gian thi công giữa 2 lớp sơn phủ Epoxy tối thiểu là 4 giờ.
- Nếu sử dụng sơn Epoxy hệ tự san phẳng thì yêu cầu kỹ thuật chuyên nghiệp hơn, tay nghề đội ngũ thi công cũng chuyên nghiệp hơn. Trong trường hợp này đội thợ sơn cần tối thiểu 3 người: một người đổ sơn, một người gạt sơn và một người dùng lu lăn gai Epoxy để phá bọt khí trong quá trình thi công sơn Epoxy. Độ dày lớp sơn tiêu chuẩn từ 1- 3mm tùy vào từng mục đích sử dụng.
Đối với công trình yêu cầu khả năng chịu mài mòn và chống trơn trượt cần kết hợp với một số nguyên liệu đi kèm như cát thạch anh (hạt thủy tinh). Có thể trộn lẫn với sơn để thi công hoặc dải đều lên bề mặt sàn sau khi thi công xong lớp sơn thứ nhất rồi tiến hành thi công lớp sơn Epoxy thứ 2 như bình thường
Bước 7: Nghiệm thu công trình
Một sàn nhà xưởng đạt yêu cầu là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn như:
- Bề mặt sơn phẳng, nhẵn bóng
- Lớp sơn đều màu
- Khô hoàn toàn, có thể chịu tải được như yêu cầu
- Khả năng chịu mài mòn và chống trơn trượt tốt