Nhà xưởng xuống cấp, cần phải cải tạo, sửa chữa sau một thời gian sử dụng là điều mà nhiều doanh nghiệp cần thực hiện để khắc phục tình trạng xuống cấp của nhà xưởng cũng như đảm bảo sự an toàn, công năng sử dụng của nhà xưởng. Tuy nhiên cần lưu ý những gì khi sửa chữa nhà xưởng? Cùng ANSAKO điểm qua 10 lưu ý khi sửa chữa nhà xưởng không thể bỏ qua trong bài viết sau đây.
Contents
- 1 Điểm danh 10 lưu ý khi sửa chữa nhà xưởng không thể bỏ qua
- 1.1 Thực hiện khảo sát, đánh giá các hạng mục cần thực hiện sửa chữa
- 1.2 Kiểm tra kết cấu nhà xưởng trước khi sửa chữa
- 1.3 Lên danh sách hạng mục cần sửa chữa, cải tạo
- 1.4 Xác định hạng mục đặc biệt cần sửa chữa
- 1.5 Lên kế hoạch sửa chữa nhà xưởng
- 1.6 Xác định mức ngân sách, kinh phí sửa chữa nhà xưởng
- 1.7 Lưu ý về kỹ thuật, vật tư sử dụng
- 1.8 Đảm bảo hoạt động sản xuất được duy trì trong suốt thời gian sửa chữa nhà xưởng
- 1.9 Đảm bảo yếu tố an toàn
- 1.10 Chọn nhà thầu thi công sửa chữa uy tín
- 1.11 Liên hệ đơn vị sửa chữa nhà xưởng tại Bình Dương:
- 1.12 CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ANSAKO
Điểm danh 10 lưu ý khi sửa chữa nhà xưởng không thể bỏ qua
Thực hiện khảo sát, đánh giá các hạng mục cần thực hiện sửa chữa
Để đảm bảo nhà xưởng được sửa chữa triệt để, không bỏ sót bất kỳ vấn đề nào, trước khi thực hiện sửa chữa, doanh nghiệp cần thực hiện khảo sát tổng quát toàn bộ nhà xưởng, đánh giá mức độ hư tổn, xuống cấp của các hạng mục cần sửa chửa để có kế hoạch sửa chữa tổng quan.
Kiểm tra kết cấu nhà xưởng trước khi sửa chữa
Bên cạnh việc thực hiện khảo sát, đánh giá toàn bộ các hạng mục cần thực hiện sửa chữa thì điều quan trọng không kém khi doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành sửa chữa nhà xưởng chính là thực hiện công tác kiểm tra lại toàn bộ kết cấu của nhà xưởng.
Bởi khi thực hiện công tác sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, sẽ có những tác động trực tiếp đến kết cấu của nhà xưởng và việc kiểm tra lại kết cấu sẽ đảm bảo được nền móng nhà xưởng cũng như các bộ phận khác có đảm bảo hay không.
Lên danh sách hạng mục cần sửa chữa, cải tạo
Sau khi hoàn thiện công tác khảo sát, đánh giá mức độ hư tổn, xuống cấp của các hạng mục nhà xưởng, doanh nghiệp cần lên danh sách các mục cần sửa chữa, đây là điều lưu ý giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn, dễ dàng hơn trong viêc lên kế hoạch sửa chữa kế tiếp.
Xác định hạng mục đặc biệt cần sửa chữa
Không phải toàn bộ hạng mục cần sửa chữa của nhà xưởng đều ở mức độ xuống cấp, hư tổn như nhau cũng như ảnh hưởng của sự xuống cấp đó đối với hoạt động sản xuất. Vì thế, doanh nghiệp cần xác định đâu là hạng mục đặc biệt cần sửa chữa, chú trọng trong lần sửa chữa, cải tạo này. Điển hình như:
- Mái tôn nhà xưởng có cần sử dụng thêm sơn chống nóng?
- Thực hiện công tác chống nóng cho toàn bộ nhà xưởng bằng cách sử dụng tôn mái 2 lớp hay làm trần thạch cao, lấp quả cầu thông gió?
- Nền nhà xưởng có cần phun sơn chống thấm hay cải tạo, lát lại?
- Mở rộng không gian nhà xưởng bằng sàn lửng hay nâng tầng?
- Tường nhà xưởng có cần sơn lai, sơn gia cố chống nứt, bong tróc,…?
Lên kế hoạch sửa chữa nhà xưởng
Việc sửa chữa nhà xưởng sẽ triệt để hơn nếu doanh nghiệp có một kế hoạch sửa chữa nhà xưởng chi tiết. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra các phương án đảm bảo hoạt động trong thời gian sửa chữa, thời gian hoàn thiện sửa chữa để triển khai các hoạt động sản xuất mới cũng như dự toán được mức ngân sách cần cho công tác này.
Xác định mức ngân sách, kinh phí sửa chữa nhà xưởng
Việc tính toán trước ngân sách, kinh phí sử dụng cho việc sửa chữa nhà xưởng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thảo luận, thương thảo với đơn vị thầu sửa chữa về giá cả thực hiện. Bên cạnh đó, đây cũng là căn cứ giúp doanh nghiệp có thể trao đổi với đơn vị thầu thi công sửa chữa về ngân sách nhằm cân đối kinh phí sửa chữa hợp lý hơn so với khả năng tài chính của mình.
Lưu ý về kỹ thuật, vật tư sử dụng
Bên cạnh yếu tố kết cấu nhà xưởng thì yếu kỹ thuật liên quan đến điện, nước,…mà nhà xưởng đang sử dụng và vật tư sửa chữa, thay thế cũng là điều mà doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện sửa chữa nhà xưởng nhằm đảm bảo nhà xưởng sau khi hoàn thiện thi công sửa chữa sẽ đảm bảo công năng sử dụng như mong muốn.
Đảm bảo hoạt động sản xuất được duy trì trong suốt thời gian sửa chữa nhà xưởng
Quá trình thi công, sửa chữa nhà xưởng sẽ gây ra nhiều hạn chế về không gian, thời gian làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hiện tại của nhà xưởng. Vì thế, doanh nghiệp cần lên phương án vừa đảm bảo duy trì được hoạt động sản xuất hiện tại vừa đảm bảo hoạt động sửa chữa, cải tạo được diễn ra, đúng như tiến độ.
Đảm bảo yếu tố an toàn
Trong quá trình sửa chữa nhà xưởng, sẽ không tránh khỏi hiện trạng có nhiều thiết bị, máy móc bổ trợ cho công đoạn này và điều mà doanh nghiệp cần lưu ý là đảm bảo được yếu tố an toàn cho người lao động, người thi công, tránh xảy ra các rủi ro không mong đợi.
Chọn nhà thầu thi công sửa chữa uy tín
Điều lưu ý cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng khi doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa nhà xưởng chính là tìm cho mình một nhà thầu thi công sửa chữa uy tín. Vì sao vậy? Bởi một nhà thầu thi công sửa chữa nhà xưởng uy tín sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp các yếu tố sau:
- Chất lượng công trình sau khi sửa chữa đạt yêu cầu
- Thời gian sửa chữa hoàn thành đúng như tiến độ thỏa thuận
- Chi phí sửa chữa phù hợp với ngân sách
- Đảm bảo được các yếu tố khác: an toàn, chính sách bảo trì, bảo dưỡng,…
Trên dây là 10 lưu ý cần thiết khi sửa chữa nhà xưởng mà ANSAKO muốn cung cấp đến quý doanh nghiệp.
Với tư cách là đơn vị chuyên thực hiện dịch vụ sửa chữa nhà xưởng tại Bình Dương, ANSAKO tự tin sẽ mang đến sự hài lòng cho quý doanh nghiệp tại Bình Dương bằng chất lượng dịch vụ với mức giá hợp lý.
Liên hệ đơn vị sửa chữa nhà xưởng tại Bình Dương:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ANSAKO
- Địa chỉ: số 440 Lê Hồng Phong, P. Phú Hòa, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
- MST: 3702614461
- Email: ansako.ltd@gmail.com
- Hotline: 0973 074 007
- Website: www.ansako.com