Contents
NHÀ XƯỞNG LÀ GÌ?
Nhà xưởng là một tài sản vật chất có giá trị cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà bên trong nó có sức chứa lớn và có quy mô lớn. Tại đây cũng được dùng để làm nơi đặt máy móc, trang thiết bị sản xuất, hoặc tập hợp rất nhiều người hoạt động, làm việc. Nhà xưởng cũng là địa điểm quy tập nguyên vật liệu cho quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như chứa thành phẩm làm ra để bán ra thị trường. Hiện nay do tình hình quỹ đất một số nơi đang ít dần nên hình thành 2 loại: Nhà xưởng truyền thống và nhà xưởng cao tầng.
Một trong những nhà xưởng cao tầng của chúng tôi.
VÌ SAO PHẢI CẢI TẠO NHÀ XƯỞNG.
Vạn vật tự nhiên đều có thời gian hoạt động và tuổi thọ nhất định, nên trong suốt một thời gian dài sản xuất cùng với tác động của thời gian, nắng, mưa, hóa chất..vv..Các nhà xưởn bắt đầu xuống cấp. Để vẫn đảm bảo tốt cho quá trình vận hành sản xuất, chủ doanh nghiệp buộc phải nâng cấp, gia cố và cải tạo nhà xưởng lại cho công ty mình. Vậy làm thế nào để cải tạo nhà xưởng tốt nhất, chủ doanh nghiệp phải thôn qua 10 bước sau:
Bước đầu tiên: Tìm hiểu thật kỹ nhu cầu sử dụng
Bước này chúng ta cần đưa ra một cách tổng thể nhu cầu sử dụng, bước này chúng ta đừng quá chú trọng vào tình trạng sử dụng hiện tại vì khi quá chú tâm vào, chúng ta sẽ dễ bị lạc hướng. Việc đánh giá tình trạng sử dụng hiện hữu chúng ta hãy để đơn vị chuyên nghiệp lo, và chú tâm vào các vấn đề sau đây:
– Quy trình sản xuất, công năng thiết bị, nhà xưởng
– Thời gian sử dụng tối thiểu sau khi cải tạo
– Ngân sách xây mới và ngân sách sửa chữa, cải tạo có thể chấp nhận
– Tiến độ thi công xây mới và tiến độ sửa chữa, cải tạo có thể chấp nhận
– Tính thẩm mỹ chấp nhận được sau khi sửa chữa, cải tạo
– Có hoạt động sản xuất trong thời gian sửa chữa, cải tạo hay không, nếu buộc phải gián đoạn thì tối đa là bao lâu
Bước 2: Tìm đến đơn vị chuyên nghiệp
Từ các yêu cầu cơ bản như trên, việc thứ hai cần làm là tìm đến đơn vị thiết kế hoặc thi công chuyên nghiệp, phù hợp với các yêu cầu trên. Nếu có thể, chúng ta nên đưa ra các tiêu chí đánh giá để lựa chọn đơn vị tư vấn một cách khách quan, phù hợp và có thể theo các gợi ý sau:
– Có kinh nghiệm cho công việc tương tự;
– Có kinh nghiệm thiết kế và cả thi công;
– Có quy trình quản lý chuyên nghiệp;
– Chuyên gia tư vấn có kiến thức, kinh nghiệm vững vàng;
– Am hiểu rõ vật liệu dùng cho công trình.
Công trình nhà xưởn được thi công.
Bước 3: Khảo sát, đánh giá hiện trạng
Sau khi lựa chọn được đơn vị tư vấn, chúng ta tiến hành khảo sát. Việc này nên có thoả thuận với đơn vị tư vấn về phạm vi công việc khảo sát. Thông thường thì các đơn vị thiết kế, thi công sẽ tiến hành miễn phí ở giai đoạn này, tuy nhiên chúng ta cũng cần có thoả thuận cụ thể để công việc thực hiện nghiêm túc hơn và chất lượng hơn.
Trong quá trình khảo sát, đơn vị tư vấn phải lập đề cương khảo sát cụ thể từ công năng, kết cấu, vật liệu hiện hữu đến phương án thiết kế đề xuất để tránh thiếu sót thông tin.
Bước 4: Công năng, kết cấu, chất lượng
Sau khi đơn vị tư vấn có báo cáo sơ bộ sau khảo sát, chúng ta cần tìm hiểu kỹ nôi dung báo cáo. Sẽ có nhiều vấn đề phát sinh và chưa rõ ràng và được ghi lại. Sau đó tiến hành cuộc họp giữa các bên tham gia để có sự thống nhất sơ bộ:
– Về công năng có đáp ứng được hay không, có thu gọn hay mở rộng diện tích hay không;
– Về kết cấu có phải gia cố hay thay đổi kết cấu hiện tại hay không;
– Về vật liệu bao che có cần phải thay mới hay gia cố từng phần hay không.
Bước 5: Thẩm mỹ
Sau khi đã thống nhất về mặt công năng, kết cấu, chúng ta tiến hành xem xét về tính thẩm mỹ để tiếp tục điều chỉnh phương án thiết kế sơ bộ.
Bước 6: Giá
Khi đã có phương án thiết kế sơ bộ sẽ tiến hành tính toán ngân sách dựa trên kết quả của thiết kế sơ bộ. Nếu ngân sách vượt dự tính hoặc cần giảm chi phí hơn nữa thì sẽ đánh giá lại phương án thiết kế.
Bước 7: Tiến độ
Khi đã có sự thống nhất về ngân sách thì sẽ xây dựng tiến độ hoàn thành việc cải tạo, sửa chữa. Cũng như các bước trên, tiến độ lập ra phải thoả mãn các tiêu chí ban đầu và nếu như ngược lại thì cũng phải xem xét lại phương án thiết kế.
Bước 8: Công tác chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị này khá quan trọng vì đang ở ngưỡng ý tưởng và hiện thực, nó xâu chuỗi và điều chỉnh qua lại giữa các bước trước và sau và có thể thực hiện như trình tự sau:
– Thành lập tổ dự án hoặc người phụ trách dự án tuỳ theo quy mô;
– Chọn phương án thiết kế tối ưu để tiến hành thiết kế chi tiết và lập ngân sách cụ thể;
– Đánh giá ảnh hưởng của việc cải tạo, sửa chữa đến tình hình hoạt động sản xuất và xây dựng biện pháp cải thiện;
– Lựa chọn đơn vị thi công (hoặc đã chọn từ giai đoạn thiết kế) dựa vào các tiêu chí đánh giá;
– Phê duyệt biện pháp thi công, tiến độ thi công của đơn vị thi công;
– Chuẩn bị ngân sách.
NHÀ XƯỞNG LÀ GÌ?
Nhà xưởng là một tài sản vật chất có giá trị cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà bên trong nó có sức chứa lớn và có quy mô lớn. Tại đây cũng được dùng để làm nơi đặt máy móc, trang thiết bị sản xuất, hoặc tập hợp rất nhiều người hoạt động, làm việc. Nhà xưởng cũng là địa điểm quy tập nguyên vật liệu cho quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như chứa thành phẩm làm ra để bán ra thị trường. Hiện nay do tình hình quỹ đất một số nơi đang ít dần nên hình thành 2 loại: Nhà xưởng truyền thống và nhà xưởng cao tầng.
Một trong những nhà xưởng cao tầng của chúng tôi.
VÌ SAO PHẢI CẢI TẠO NHÀ XƯỞNG.
Vạn vật tự nhiên đều có thời gian hoạt động và tuổi thọ nhất định, nên trong suốt một thời gian dài sản xuất cùng với tác động của thời gian, nắng, mưa, hóa chất..vv..Các nhà xưởn bắt đầu xuống cấp. Để vẫn đảm bảo tốt cho quá trình vận hành sản xuất, chủ doanh nghiệp buộc phải nâng cấp, gia cố và cải tạo nhà xưởng lại cho công ty mình. Vậy làm thế nào để cải tạo nhà xưởng tốt nhất, chủ doanh nghiệp phải thôn qua 10 bước sau:
Bước đầu tiên: Tìm hiểu thật kỹ nhu cầu sử dụng
Bước này chúng ta cần đưa ra một cách tổng thể nhu cầu sử dụng, bước này chúng ta đừng quá chú trọng vào tình trạng sử dụng hiện tại vì khi quá chú tâm vào, chúng ta sẽ dễ bị lạc hướng. Việc đánh giá tình trạng sử dụng hiện hữu chúng ta hãy để đơn vị chuyên nghiệp lo, và chú tâm vào các vấn đề sau đây:
– Quy trình sản xuất, công năng thiết bị, nhà xưởng
– Thời gian sử dụng tối thiểu sau khi cải tạo
– Ngân sách xây mới và ngân sách sửa chữa, cải tạo có thể chấp nhận
– Tiến độ thi công xây mới và tiến độ sửa chữa, cải tạo có thể chấp nhận
– Tính thẩm mỹ chấp nhận được sau khi sửa chữa, cải tạo
– Có hoạt động sản xuất trong thời gian sửa chữa, cải tạo hay không, nếu buộc phải gián đoạn thì tối đa là bao lâu
Bước 2: Tìm đến đơn vị chuyên nghiệp
Từ các yêu cầu cơ bản như trên, việc thứ hai cần làm là tìm đến đơn vị thiết kế hoặc thi công chuyên nghiệp, phù hợp với các yêu cầu trên. Nếu có thể, chúng ta nên đưa ra các tiêu chí đánh giá để lựa chọn đơn vị tư vấn một cách khách quan, phù hợp và có thể theo các gợi ý sau:
– Có kinh nghiệm cho công việc tương tự;
– Có kinh nghiệm thiết kế và cả thi công;
– Có quy trình quản lý chuyên nghiệp;
– Chuyên gia tư vấn có kiến thức, kinh nghiệm vững vàng;
– Am hiểu rõ vật liệu dùng cho công trình.
Công trình nhà xưởn được thi công.
Bước 3: Khảo sát, đánh giá hiện trạng
Sau khi lựa chọn được đơn vị tư vấn, chúng ta tiến hành khảo sát. Việc này nên có thoả thuận với đơn vị tư vấn về phạm vi công việc khảo sát. Thông thường thì các đơn vị thiết kế, thi công sẽ tiến hành miễn phí ở giai đoạn này, tuy nhiên chúng ta cũng cần có thoả thuận cụ thể để công việc thực hiện nghiêm túc hơn và chất lượng hơn.
Trong quá trình khảo sát, đơn vị tư vấn phải lập đề cương khảo sát cụ thể từ công năng, kết cấu, vật liệu hiện hữu đến phương án thiết kế đề xuất để tránh thiếu sót thông tin.
Bước 4: Công năng, kết cấu, chất lượng
Sau khi đơn vị tư vấn có báo cáo sơ bộ sau khảo sát, chúng ta cần tìm hiểu kỹ nôi dung báo cáo. Sẽ có nhiều vấn đề phát sinh và chưa rõ ràng và được ghi lại. Sau đó tiến hành cuộc họp giữa các bên tham gia để có sự thống nhất sơ bộ:
– Về công năng có đáp ứng được hay không, có thu gọn hay mở rộng diện tích hay không;
– Về kết cấu có phải gia cố hay thay đổi kết cấu hiện tại hay không;
– Về vật liệu bao che có cần phải thay mới hay gia cố từng phần hay không.
Bước 5: Thẩm mỹ
Sau khi đã thống nhất về mặt công năng, kết cấu, chúng ta tiến hành xem xét về tính thẩm mỹ để tiếp tục điều chỉnh phương án thiết kế sơ bộ.
Bước 6: Giá
Khi đã có phương án thiết kế sơ bộ sẽ tiến hành tính toán ngân sách dựa trên kết quả của thiết kế sơ bộ. Nếu ngân sách vượt dự tính hoặc cần giảm chi phí hơn nữa thì sẽ đánh giá lại phương án thiết kế.
Bước 7: Tiến độ
Khi đã có sự thống nhất về ngân sách thì sẽ xây dựng tiến độ hoàn thành việc cải tạo, sửa chữa. Cũng như các bước trên, tiến độ lập ra phải thoả mãn các tiêu chí ban đầu và nếu như ngược lại thì cũng phải xem xét lại phương án thiết kế.
Bước 8: Công tác chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị này khá quan trọng vì đang ở ngưỡng ý tưởng và hiện thực, nó xâu chuỗi và điều chỉnh qua lại giữa các bước trước và sau và có thể thực hiện như trình tự sau:
– Thành lập tổ dự án hoặc người phụ trách dự án tuỳ theo quy mô;
– Chọn phương án thiết kế tối ưu để tiến hành thiết kế chi tiết và lập ngân sách cụ thể;
– Đánh giá ảnh hưởng của việc cải tạo, sửa chữa đến tình hình hoạt động sản xuất và xây dựng biện pháp cải thiện;
– Lựa chọn đơn vị thi công (hoặc đã chọn từ giai đoạn thiết kế) dựa vào các tiêu chí đánh giá;
– Phê duyệt biện pháp thi công, tiến độ thi công của đơn vị thi công;
– Chuẩn bị ngân sách.
Bước 9: Thực hiện
Công tác thực hiện phải đảm bảo việc tuân thủ như kế hoạch, tuy nhiên trong quá trình thi công sẽ phát sinh sự thay đổi và nhiệm vụ của chúng ta là phải giải quyết tốt sự thay đổi đó như một vài gợi ý sau:
– Việc cải tạo, sửa chữa có rất nhiều thay đổi, phát sinh do đặc thù công việc của nó nên cần phải có quy trình quản lý;
– Mọi sự thay đổi đều phải được đơn vị thi công báo cáo. Sau khi báo cáo thì phải tiến hành đánh giá để chấp thuận thay đổi đó hay không;
– Cần tiến hành giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công để đảm bảo thi công đúng yêu cầu, cũng như dễ dàng phát hiện sự thay đổi hoặc phát sinh nếu có.
Bước 10: Sử dụng
Khi đưa váo sử dụng cũng sẽ có nhiều khiếm khuyết tồn tại hoặc phát sinh mới. Do đó cần duy trì nguồn lực kể cả chủ đầu tư và đơn vị thi công để điều chỉnh, sửa chữa.
Bước 9: Thực hiện
Công tác thực hiện phải đảm bảo việc tuân thủ như kế hoạch, tuy nhiên trong quá trình thi công sẽ phát sinh sự thay đổi và nhiệm vụ của chúng ta là phải giải quyết tốt sự thay đổi đó như một vài gợi ý sau:
– Việc cải tạo, sửa chữa có rất nhiều thay đổi, phát sinh do đặc thù công việc của nó nên cần phải có quy trình quản lý;
– Mọi sự thay đổi đều phải được đơn vị thi công báo cáo. Sau khi báo cáo thì phải tiến hành đánh giá để chấp thuận thay đổi đó hay không;
– Cần tiến hành giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công để đảm bảo thi công đúng yêu cầu, cũng như dễ dàng phát hiện sự thay đổi hoặc phát sinh nếu có.
Bước 10: Sử dụng
Khi đưa váo sử dụng cũng sẽ có nhiều khiếm khuyết tồn tại hoặc phát sinh mới. Do đó cần duy trì nguồn lực kể cả chủ đầu tư và đơn vị thi công để điều chỉnh, sửa chữa.